Từ lâu, tập tục rước dâu đã trở thành nét văn hóa đáng quý trong truyền thống cưới hỏi của dân tộc Việt Nam ta. Thế nhưng không phải cô dâu, chú rể mới nào cũng nắm được tường tận các bước để chuẩn bị một cách tốt nhất. Hãy cùng Tuyhoago tìm hiểu đầy đủ trình tự phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam ở bài viết này nhé.

Trình tự phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

Chuẩn bị sính lễ ăn hỏi

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, trước khi nhà trai sang nhà gái để xin dâu, trưởng họ bên nhà trai sẽ đứng ra kiểm tra lại sính lễ – mâm quả rước dâu, sau đó đích thân đậy nắp lại và phủ vải đỏ lên, tượng trưng cho sự may mắn.

Kế đó, mẹ chú rể sẽ trao tay mâm quả, sính lễ cho các chàng trai trong đội bưng quả để mang đến nhà gái.

Trao sính lễ, mâm quả

Ở nhà gái, trưởng họ nhà trai đi đầu đoàn sẽ xin phép được làm nghi lễ rước dâu, nếu được nhà gái đồng ý thì đoàn nhà trai sẽ xếp hàng bưng mâm quả, sính lễ từ cổng nhà gái để vào làm thủ tục.

phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet-nam
Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

Cùng lúc đội bưng quả của nhà trai tiến vào, các cô gái bê tráp của nhà gái cũng xếp hàng, cùng song hành thành 2 hàng và trao nhau những mâm sính lễ phủ vải đỏ. Lưu ý đội hình bê tráp nên là những nam thanh nữ tú còn độc thân. Một số gia đình còn có phù rể, là người đi đầu đoàn bê quả, mang khay rượu và nữ trang đi vào.

Mang mâm quả lên bàn thờ gia tiên

Sau khi đội bưng quả trao nhau, những khay sính lễ sẽ được đặt ở bàn thờ gia tiên họ nhà gái. Thường khay trầu cau được đặt ở chính giữa, vị trí trang trọng nhất.

Theo phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, mtộ mâm quả cưới thường khoảng 4-6 mâm, hoặc 6-8 mâm vì số lượng mâm quả không quá quan trọng, nhưng bên trong nên đầy đủ các lễ vật như:

  • Trầu cau
  • Mâm trái cây
  • Bánh phu thê
  • Trà rượu
  • Xôi gấc, xôi gà
  • Tiền, vàng,…

Trình sính lễ

Mang mâm quả lên bàn thờ gia tiên
Sính lễ cưới hỏi

Bước quan trọng tiếp theo trong lễ rước dâu là chủ hôn họ nhà trai xin phép mở nắp tráp, giới thiệu danh sách lễ vật với quan viên hai họ.

Ra mắt cô dâu

Sau khi sính lễ đầy đủ, bố hoặc mẹ cô dâu dắt con gái từ khuê phòng ra chào, ra mắt hai họ và chuẩn bị làm lễ.

Thắp hương gia tiên

Tiếp theo trong trình tự phong tục cưới hỏi người Việt Nam, sau khi cô dâu ra mắt quan viên hai họ, chủ hôn của họ nhà gái cùng thắp hương để cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên. Việc này thường do người đàn ông có uy tín, tiếng nói trong họ nhà cô dâu thực hiện (bố, bác cả, trưởng họ cô dâu).

Một số nơi còn có tục đốt nến (đèn long phụng), đèn này thường do họ nhà trai mang đến để làm lễ. Sau khi chủ hôn thắp hương xong thì cô dâu chú rể làm lễ khấn bái gia tiên.

lam-le-cuoi-hoi
Làm lễ cưới hỏi

Thắp hương là nét văn hóa đặc trưng của đám người người Việt, thể hiện lòng hiếu lễ, biết ơn của con cháu đến tổ tiên, cội nguồn.

Trao nhẫn cưới

trao-nhan-cuoi
Trao nhẫn cưới

Bố mẹ sẽ lần lượt trao tín vật cho cô dâu, chú rể trước quan viên hai họ, như của hồi môn chúc phúc cho đôi tân lang tân nương. Kế tiếp, những người thân trong gia đình cô dâu cũng thay nhau gửi quà mừng đến đôi trẻ trong ngày vui.

Mời rượu, trầu cau

moi-ruou-trau-cau
Mời rượu, trầu cau

Một phong tục cưới hỏi người Việt Nam quan trọng nữa là cô dâu chú rể làm lễ mời rượu, mời trầu cau. Thường người rót rượu sẽ là chàng phù rể, còn cô dâu chú rể cùng nhau xé cau, xếp trầu và mời rượu. Đôi tân lang tân nương sẽ mời rượu hai chủ hộn trước rồi đến bố mẹ hai bên, cùng các cụ, ông, bà của hai họ.

Lại quả (Trả lễ)

Sau khi nhận sính lễ, nhà gái sẽ trả lại mâm quả cho nhà trai, khoảng 1/2 số sính lễ. Trường hợp quả đậy bằng nắp thì lật người nắp lên, che bằng khăn thì lật một nửa khăn lên.

Tiệc nhà gái

Tiệc ở nhà gái thông thường được tổ chức ngắn gọn, tối giản với trà, bánh để tiết kiệm thời gian sao cho cô dâu, chú rể về nhà trai làm lễ đúng giờ lành. Có một tập tục nhỏ trong lễ rước dâu là lì xì lấy may cho đội bưng quả.

Rước cô dâu về dinh

Đây là giờ phút các chàng rể mong chờ nhất trong lễ rước dâu. Sau khi hoàn tất các thủ tục ở nhà gái thì mẹ chồng sẽ là người dắt con dâu ra xe hoa, đi cùng là chú rể và phù rể, phù dâu.

doan-ruoc-dau
Đoàn rước dâu

Đoàn rước dâu cũng có nhiều người bên họ nhà gái, thường là họ hàng thân thiết, bạn bè cô dâu, thường theo quy luật đi lẻ về chẵn.

Về nhà trai

Sau khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, làm lễ ra mắt ở bàn thờ gia tiên nhà trai, nhận quà mừng của người thân, họ hàng bên nhà trai. Kế đến, mẹ chồng ra dắt cô dâu vào phòng tân hôn, làm thủ tục trải giường.

Theo phong tục cưới hỏi người Việt Nam, giường cưới cho đôi tân lang, tân nương thường là giường mới toanh, chưa ai nằm lên, thường do mẹ chồng trải, hoặc những bạn trẻ họ hàng, bạn bè thân trải để lấy hên, ý nghĩa sau này sinh con có nếp có tẻ.

Chuẩn bị những gì cho ngày lễ cưới?

Lập ngân sách

Đây là bước đầu tiên cho việc chuẩn bị một đám cưới. Kế hoạch rõ ràng, cụ thể là điều nên làm, sau đây gợi ý một số vấn đề khi chuẩn bị ngày cưới:

Cuối cùng, hãy xác định ngân sách cần phải có cho kế hoạch cưới, bao gồm ngân sách cố định và ngân sách dự phòng (chi phí phát sinh).

Chọn ngày cưới

  • Trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, chuyện lựa chọn ngày làm đám cưới rất quan trọng và được bố mẹ của hai bên gia đình quyết định. Chính vì thế, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn.
  • Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên chủ động chọn ngày làm tiệc cưới sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả hai, đồng thời cũng tính đến cả thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật).
  • Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất.

Khám sức khỏe

  • Sai lầm của nhiều cặp đôi là thường bỏ qua bước khám sức khỏe trước hôn nhân vì chủ quan và tin tưởng vào người bạn đời của mình.
  • Tuy nhiên, khám sức khỏe trước hôn nhân lại là việc rất quan trọng và hết sức cần thiết, tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm lưu giữ gia đình hạnh phúc.
  • Chính vì thế, dù bận rộn đến đâu, các cặp đôi vẫn nên chọn ngày để đi khám sức khỏe cùng nhau trước cưới bao gồm sức khỏe tổng quan và cả sức khỏe sinh sản.

Chọn trang phục

Câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi thường băn khoăn là nên may hay đặt dịch vụ thuê áo cưới. Điều này tùy thuộc vào thời gian chuẩn bị đám cưới và ngân sách cưới, cũng như sở thích của hai bạn.

Bạn có thể lựa chọn trang phục áo dài truyền thống theo phong tục cưới hỏi người Việt Nam hoặc chọn đầm Soiree theo phong cách châu Âu

Chụp ảnh cưới

Tính xong phần trang phục đám cưới, hai bạn cần nghĩ ngay đến công đoạn chụp ảnh cưới, bao gồm: Quyết định nên thuê studio hay tự chụp? Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới? Xác định phần ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới?…

Chọn nhẫn cưới

  • Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc làm quan trọng, không thể bỏ qua.
  • Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng.
  • Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.

Lập danh sách khách mời

  • Đối với những cặp đôi muốn đặt tiệc ở những nhà hàng lớn, có thể họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước 3 tháng, 6 tháng, có khi cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được tiến hành từ khá sớm.
  • Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách khách mời, sau đó trao đổi chi tiết với bố mẹ để có được danh sách khách mời cuối cùng, bao gồm cả nhóm khách mời phát sinh để không bị sót.

Làm thiệp cưới

Thiệp cưới là một vật phẩm thông báo buổi lễ của bạn đến với những người thân và bạn bè xung quanh. Ngoài ra, thiệp cưới còn mang đến nhiều ý nghĩa tuyệt vời và là minh chứng trọng đại trong ngày cưới của bạn. Khi người thân, bạn bè nhận được thiệp cưới chắc hẳn mọi người cũng sẽ vui mừng và chúc mừng cho hạnh phúc của bạn.

Đặt tiệc cưới

Việc lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới các cặp đôi cần hỏi ý kiến bố mẹ về địa chỉ. Hoặc tham khảo thêm ý kiến của bố mẹ, những người lớn trong gia đình về nghi thức cưới, mâm tiệc cưới… nhằm có được ngày tiệc cưới ấn tượng.

>>> Tham khảo: Top 10 nhà hàng tiệc cưới Phú Yên

Lên kế hoạch trăng mật

Nếu như đám cưới là giây phút trọng đại trong cuộc đời mỗi người để tuyên bố với tất cả thế giới rằng hai bạn đã thực sự là của nhau thì tuần trăng mật lại là cột mốc đánh dấu những tháng ngày đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Nhiều người quan niệm, tuần trăng mật ngọt ngào, mặn nồng sẽ đưa đến một đời sống vợ chồng hạnh phúc, viên mãn.

Vừa rồi là trình tự phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Hãy cùng lưu lại để ngày vui của bạn và người thân được trọn vẹn nhé.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về khâu xe rước dâu trong ngày trọng đại, hãy xem chi tiết ở bài viết Dịch vụ cho thuê xe đưa rước dâu ở Phú Yên